Ô tô luôn gặp vấn đề và hư hỏng với nước, điều này càng nguy hiểm hơn nếu như bạn thường xuyên điều khiển xe qua những vùng ngập nước hoặc trong những màu mưa bảo. Khi điều khiển xe qua vùng ngập lụt tài xế cần chú ý 4 điều sau đây:
1. Ước lượng mực nước trước khi chạy:
- Tài xế cần quan sát và ước lượng được mực nước trên đoạn đường mà mình đi qua, nhìn vào lốp xe của xe phía trước bạn sẽ ước lượng được chính xác nhất.
2. Tránh sống và nước ngập quá sâu:
- Khi đã ước lượng được mức nước trên đường, bạn phải có hiểu biết chính xác về độ ngập nước của chiếc xe mình đang điều khiển có thể di chuyển đường.
- Không để mực nước ngập cả bánh xe khi điều khiển qua vùng ngập nước, khi ngập bánh xe bạn nên dừng lại vì nêu di chuyển nước sẽ tràn vào khoang động cơ và phá hủy mọi thứ.
- Tránh những cơn sóng ảnh hưởng đến xe, cụ thể là những cơn sóng đập vào nắp ca pô. Khi sống đập vào nắp ca pô nước sẽ chui theo đường gió vào trong máy gây hỏng động cơ ô tô nguy hiểm hơn là hiện tượng thủy kích.
3. Các thao tác cần thực hiện:
- Tắt điện thoại hay những hệ thống giải trí để tập trung quan sát hướng di chuyển.
- Tắt điều hòa và bật chế độ sấy kính nếu xe có trang bị để không gặp phải hiện tượng kính mờ do hơi nước.
- Bật đèn pha gần hay đèn sương mù để các xe khác có thể nhận biết.
- Không tăng hay giảm tốc độ đột ngột, thao tác này tránh nước tràn vào ống xả.
- Khi nước ngập hơn nửa bánh xe bạn nên mở nắp ca pô tháo ống hút gió ra ngoài, chỉ được lắp lại khi xe đã qua được vùng ngập nước an toàn.
- Không được nổ máy trở lại khi xe bị chết máy trong vùng ngập nước nếu như không muốn nhận hậu quả nghiêm trọng. Tốt nhất nên gọi cứu hộ trong trường hợp này.
4. Cần làm gì khi đã qua được đường ngập nước:
- Khi đã di chuyển qua vùng ngập nước an toàn bạn nên rà phanh để đẩy nước ra khỏi đĩa phanh.
- Khi phải để xe qua đêm bạn nên nhồi phanh vài lần để nước thoát ra hết, khi phanh đã có cảm giác tốt thì mới được tăng tốc.
- Dọn rác khi di chuyển xe qua vùng ngập nước để bảo đảm xe được thông thoáng và hoạt động bình thường.