Khi điều khiển ô tô di chuyển trên đường vô tình do những nguyên nhân dù là chủ quan hay khách quan bạn cũng cần phải có cách xử lý để kiểm soát lại được tốc độ của xe hay đưa xe về vị trí an toàn nhằm làm giảm tối đa thiệt hại khi xe bị mất lái. Sau đây là những cách xử lý nếu ô tô bị mất lái tài xế cần biết để ứng phó kịp thời.
* Khi xe bị mất đi trợ lực lái:
- Duy trì và kiểm soát tốt chiếc ô tô bằng cách giữ thật chặt vô lăng bằng cả hai tay.
- Bật các loại đèn báo hiệu nguy hiểm thậm chí là đèn xin vượt để báo hiệu cho các xe khác biết mà tránh. Đưa xe vào vị trí an toàn nếu đã kiểm soát tốt vô lăng.
* Ô tô mất lái nhưng phanh vẫn hoạt động:
- Phán đoán tốt tình huống và nguyên nhân để xử lý.
- Lúc này tài xế nên bỏ chân ga và dùng hai tay giữ chặt vô lăng điều điều khiển xe đi đúng hướng di chuyển trên đường.
- Nếu xe bị văng ra lề đường tài xế không nên cố gắng đánh lái cho xe trở lại mà nên giữ thật chặt lái. Nhả ga và rà phanh để giảm tốc độ xe lại, nếu thấy xe đã chậm lại nên từ từ đánh lái cho xe trở về phần đường của mình.
- Nếu mất lái mà mặt đường phía trước tốt, không có phương tiện di chuyển, lúc này bạn nên phanh gấp để dừng xe lại ngay lập tức.
- Mặt đường ước, có nhiều sỏi đá thì bạn nên rà phanh, không nên phanh gấp vì có thể mất kiểm soát vô lăng và hướng xe đang di chuyển.
- Khi xe di chuyển và ban đêm tài xế nên bật đèn cảnh báo sự cố cùng lúc đó giảm tốc độ lại để các xe xung quanh có đủ thời gian phản ứng. Rà phanh để đưa xe vào khu vực an toàn là điều tiếp theo mà tài xế nên làm.
* Xe mất lái và mất phanh:
- Trường hợp nguy hiểm nhất khi mất lái là phanh cũng không còn hoạt động.
- Các chuyên gia khuyên trong trường hợp này tài xế nên thật bình tĩnh kéo phanh tay và gạt cần số về số 1 để xe giảm tốc độ xuống mức chậm chất.
- Nếu như xe vẫn không dừng lại được chỉ còn cách cuối cùng là cho xe dừng lại bằng một cú va chạm. Quan sát thật tốt và tìm điểm va chạm ít thiệt hại nhất và điều khiển xe vào đó. Đây là cách tốt nhất để giảm thiểu tối đa thiệt hại khi xe gặp sự cố mất lái và mất phanh khi di chuyển trên đường.
Cách phòng và hạn chế trường hợp ô tô bị mất phanh.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng ô tô thường xuyên.
- Chú ý đến các bộ phận điều khiển ô tô khi bảo dưỡng để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đi đúng tốc độ không phóng nhanh khi di chuyển trên đường.
- Kiểm soát góc và kỹ thuật cua xe khi ô tô vào cua.
- Trước một chuyến đi dài nên kiểm tra hệ thống lốp một cách kỹ càng.
- Hạn chế điều khiển xe trong điều kiện thời tiết xấu.