Những điều bạn cần biết về túi khí an toàn trên ô tô (P1)

Là một thiết kế trên ô tô với nhiệm vụ hạn chế chấn thương khi xảy ra va chạm. Túi khí trong nhiều trường hợp đã cứu được tính mạng của tài xế hay những hành khách trên ô tô khi xảy ra tai nạn giao thông. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về những thông tin liên quan đến túi khí an toàn, đã được họ trang bị trên ô tô của mình. Sau đây, là những kiến thức cơ bản liên quan đến túi khi an toàn trên ô tô.
 

Túi khí làm hạn chế thương tích khi xảy ra tai nạn giao thông
Túi khí làm hạn chế thương tích khi gặp tai nạn giao thông


1. Khái niệm về túi khí.
- Túi khí là một trong 3 thiết bị an toàn thụ động trên xe ô tô, cùng với thân xe và đai an toàn. 
- Túi khí gồm 3 phần chính: Túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến va chạm. 
- Được làm từ loại vải co giản hoặc những vật liệu có khả năng thu gọn lại và dể dàng bung ra. 

2. Cấu tạo.
- Tùy thuộc vào vị trí mà chúng có cấu tạo khác nhau.
+ Túi khí dành cho người lái (SRS) đặt trong đệm vô lăng, chúng bao gồm: Bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng.
+ Túi khí dành cho hành khách bao gồm ở phía trước và túi khí ở bên: Có 3 bộ phận chính là bơm (bộ phận ngòi nổ, đàu phòng, đĩa chắn, hạt tạo khí và khí áp suất cao) bộ phận thổi khí và túi khí.

3. Phân loại.
- Túi khí được nhà sản xuất trang bị cho ô tô ở tất cả các ghế ngồi để bảo vệ tốt nhất cho người lái và hành khác trên ô tô.
- Có những loại túi khí như sau:
+ Túi khí phía trước cho người lái và hành khách (thường là loại 1 và 2 giai đoạn).
+ Túi khí đầu gối dành cho tài xế.
+ Túi khi một bên và túi khí bên phía trên.
- Tất cả có chung một mục đích là hạn chế chấn thương ở cùng đầu, cổ, ngực và mặt. 

4. Tầm quan trọng của túi khí.
- Hiểu một cách chung chung túi khí giúp giảm thiểu chấn thương cho tài xế hay hành khách do bị chấn động trong không gian nội thất ô tô khi xảy ra tai nạn giao thông. 
- Khi xảy ra tai nạn túi khi được bơm phòng lên rất nhanh bảo vệ cơ thể người ngồi trong xe giảm thiểu được thương tích cho người lái và hành khách trên ô tô.  

5. Cơ chế hoạt động của túi khí.
- Hệ thống túi khi hoạt động qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Hệ thống điều khiển chính gọi tắc là ACU có các cảm biến về tốc độ, cảm biến va chạm và áp lực phanh. Khi ACU cảm biến được những thông số vượt quá mức độ cho phép nó sẽ kích hoạt ngòi nổ trong bộ thổi đánh lửa. 
+ Giai đoạn 2: Khi ngòi nổ được kích hoạt sẽ đốt cháy mồi lữa và hạt tạo khí, chúng sẽ tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian ngắn. 
+ Giai đoạn 3: Túi khi được bơm căn lên làm giảm tác động cho người ngồi trên xe và khi củng được thoát ra ngoài ở các lỗ xả phía sau.