Những điều cần lưu ý khi sử dụng phanh tay

Phanh tay có tác dụng giúp xe đứng yên trong khi đỗ trên đường dóc hay trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên đây là hệ thống thường bị bỏ quên nhất trên ô tô vì tài xế rất ít sử dụng đến chúng. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng phanh tay mà tài xế cần biết:
 

Phanh tay sẽ bị kẹt cứng nếu như bạn không đưa xe đi bảo dưỡng thường xuyên
Phanh tay sẽ bị kẹt cứng nếu như bạn không đưa xe đi bảo dưỡng thường xuyên


1. Mục đích của phanh tay:
- Dùng trong các trường hợp khẩn cấp khi ô tô bị hỏng phanh chân.
- Dùng khi đỗ xe tránh xe bị trôi tự do.
- Hỗ trợ thao tác khi tài xế muốn Drift xe.

2. Tính chất của phanh tay:
- Phanh tay được thiết kế độc lập với phanh chính.
- Tải làm việc của phanh nhẹ tuy nhiên có thời gian phanh có thể kéo dài rát lâu.
- Phanh tay được bố trí ở bánh sau nên khả năng dừng lại ngay là rất thấp.

3. Hoạt động của phanh tay:
- Với thiết kế phanh tang trống ở bánh sau có cấu dừng xe được kết hợp với phanh chính trên xe.
- Bánh sau của xe có thể kế cơ cấu phanh đĩa thì phanh tay sẽ có nhiều kiểu dừng khác nhau. Có thể được kết hợp với má phanh và đĩa phanh của phanh chúng hay phanh tang trống ẩn trong đĩa phanh.
- Phanh đạt yêu cầu khi giúp xe đứng yên trên đoạn đường có độ dốc từ 18 đến 20 độ.

4. Lưu ý khi dùng phanh tay:
- Khi dừng phanh có thể kẹt cứng là do: Xe đã cũ, ít được đưa đi bảo dưỡng, cáp bị khô dầu hay rỉ.